- 1. Uống trà đã bị mốc có nguy cơ bị tiêu chảy
- 2. Ăn ba ba, cua, lươn đã chết có thể bị ngộ độc
- 3. Bắp cải thối chứa chất độc đe dọa tính mạng
- 4. Mật cá tươi có thể gây tử vong
- 5. Giá đỗ chưa có rễ rất độc
- 6. Mộc nhĩ tươi
- 7. Trứng gà sống
- 8. Cá nóc
- 9. Thịt cóc
- 10. Dưa muối các loại
- 11. Mật ong chưa tiệt trùng
- 12. Cà chua xanh có chứa độc Solanine
- 13. Sắn và măng tây gây độc nếu không được sơ chế đúng cách
- 14. Khoai tây mọc mầm là thực phẩm cực độc
Top 14 Thực phẩm cực độc dễ gây tử vong ít ai biết, bạn cần tránh ngay
1. Uống trà đã bị mốc có nguy cơ bị tiêu chảy
Trà là thứ đồ uống quen thuộc, là thú vui của rất nhiều người, đặc biệt là các cụ cao tuổi. Trong trà có rất nhiều chất bổ có lợi cho sức khoẻ và hương vị rất tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu trà bị mốc sẽ chứa những nguy cơ gây hại cho sức khoẻ, bởi chúng bị nhiễm Penicillin và Aspergillus.
Nếu uống phải trà bị mốc sẽ dẫn tới các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, bị nặng hơn có thể bị tiêu chảy và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
2. Ăn ba ba, cua, lươn đã chết có thể bị ngộ độc
Ba ba, cua, lươn là những thực phẩm rất giàu chất đạm, rất bổ dưỡng. Nhưng nếu chúng đã chết thì tuyệt đối không được ăn hay sử dụng trong chế biến.
Trong ba ba, cua và lươn có khá nhiều chất Histidine nhưng sau khi chết, những chất này sẽ nhanh chóng bị phân hủy thành Histamine - là chất rất độc đối với sức khoẻ con người, nếu ăn phải baba, cua, lươn chết sẽ rất dễ bị trúng độc
3. Bắp cải thối chứa chất độc đe dọa tính mạng
Những cây bắp cải non xanh mượt là thực phẩm quen thuộc với mỗi bà nội trợ bởi chúng sở hữu nhiều chất xơ và vitamin bổ dưỡng. Tuy nhiên, điều đó lại hoàn toàn ngược lại với mỗi bắp cải bị thối.
Bắp cải thối có chứa chất độc Nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành Methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi…nếu bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở hoặc không kịp thời cứu chữa có thể gây đe dọa tính mạng
4. Mật cá tươi có thể gây tử vong
Mật cá là thực phẩm cực độc vì nó chứa nhiều loại độc tố nguy hại cho sức khoẻ. Cá càng lớn độc tố càng mạnh. Loại độc tố này có điểm đặc biệt là không bị phá hủy ở nhiệt độ cao và trong cồn. Bởi vậy mà sau khi ăn phải sẽ bị tổn hại đến chức năng gan và thận thậm chí ở mức độ nặng hơn còn có thể gây tử vong.
Dân gian cho rằng mật cá chữa mờ mắt, đau mắt đỏ; tắc họng; hen suyễn; bệnh tim, tăng cường sinh lý, co giật; bệnh tiêu hóa, phụ khoa… Các thầy thuốc đông y khẳng định, mật cá không có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, thậm chí có rất nhiều trường hợp nuốt, uống mật cá đã bị ngộ độc, nguy hiểm tính mạng. Mật cá trắm, cá éc nguy hiểm nhất còn mật cá trôi, chép, anh vũ cũng gây ngộ độc. Độc tố trong mật cá được xác định là Cyprinol sulfat, một acid mật C27.
5. Giá đỗ chưa có rễ rất độc
Những cọng giá đỗ tươi ngon rất hấp dẫn được bày bán rất nhiều ngoài chợ rau quả. Nhưng ít ai biết rằng những cọng giá đỗ không rễ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ như thế nào. Giá đỗ không rễ là loại giá đỗ được làm từ đậu tương màu vàng, bị phun thuốc trừ cỏ trong quá trình sinh trưởng và phát triển để có thân to béo hơn, tròn đầy và màu sắc rất bắt mắt nhưng chúng đều có đặc điểm chung là không có rễ.
Thuốc trừ cỏ được sử dụng trong phun kích giá có chứa chất gây ung thư, mà trong giá đỗ không rễ lại hấp thu chất độc hại này. Bởi vậy mà những nguy cơ nhiễm độc khi sử dụng loại giá này cũng sẽ lớn hơn rất nhiều.
6. Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi là thực phẩm chứa chất Porphyrin có các thành phần rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu bạn vô tình ăn phải mộc nhĩ còn sống và tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ rất dễ bị viêm da, cơ thể rơi vào trạng thái ngứa ngáy, phù thũng, đau nhức, nếu bị nặng có thể bị phù nề thanh quản gây nên tình trạng khó thở.
Vì vậy, để an toàn nhất, chúng ta chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước sau đó được nấu chín trước khi sử dụng. Bởi với mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, ăn vào không còn gì nguy hại nữa.
7. Trứng gà sống
Ăn trứng chần hoặc trứng sống không những không hấp thụ được dinh dưỡng mà còn không vệ sinh và dễ nhiễm trùng. Trứng gà chứa nhiều protein nhưng khi trứng còn sống, khả năng hấp thu của dạ dày và tá tràng đối với những protein này rất kém. Do không được hấp thu tốt ở dạ dày và tá tràng nên khi xuống ruột, trứng gà sống sẽ bị phân hủy ở đại tràng, sản sinh ra nhiều chất độc có hại cho cơ thể.
Ngoài ra, nếu ăn phải trứng những con gà bị bệnh, những quả trứng bị nhiễm vi khuẩn Salmonella hoặc đã bị nhiễm virus H5N1, các mầm bệnh này sẽ xâm nhập vào cơ thể khiến người ăn trứng nhiễm bệnh, thậm chí sẽ bị tử vong.
Lòng trắng trứng gà còn sống khi ăn vào cơ thể sẽ rất khó hấp thu, nếu cố tình ăn sẽ gây đầy bụng, khó tiêu thậm chí là tiêu chảy. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng, gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
8. Cá nóc
Cá nóc có độc tố tetrodotoxin có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm ngay từ 5 phút đến 3 - 4 giờ sau khi ăn. Ban đầu, người ăn sẽ cảm thấy ngứa ở miệng, môi và lưỡi tê, khó chịu. Sau đó, các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ửng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, yếu chi dưới, đồng tử co lại, liệt vận động nhãn cầu sẽ xuất hiện.
Trong trường hợp nặng, người bị nhiễm độc có thể bị liệt toàn thân, cơ thể mềm nhũn, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ cơ thể và huyết áp giảm, khó thở, và cuối cùng dẫn đến liệt cơ hô hấp, truỵ tim mạch và tử vong. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 60% nếu không được cấp cứu kịp thời.
9. Thịt cóc
Thịt cóc là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều đạm, kẽm và vitamin. Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến đúng, nguy cơ ngộ độc và tử vong là rất cao. Mặc dù thịt cóc không độc, nhưng độc tố cóc (bufotoxin) lại cực kỳ nguy hiểm và bền với nhiệt. Độc tố này tồn tại trong gan, ruột, trứng, da, chất nhầy (nhựa cóc), mắt và hạch thần kinh dọc theo sống lưng của con cóc. Độc tố bufotoxin gây chết người trong thời gian rất ngắn.
Bufotoxin bao gồm các chất độc mạnh như bufotalin, bufotonin, bufotenin và một số hợp chất hữu cơ khác, có khả năng gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, ngừng tim, sốc trụy mạch và suy hô hấp cấp. Lượng độc tố trong một con cóc có thể gây chết 4 - 5 người lớn khỏe mạnh.
10. Dưa muối các loại
Dưa, cà muối là những thực phẩm lên men nhờ vào vi khuẩn probiotic. Tuy nhiên, nếu ăn dưa và cà muối xổi, tức là muối rồi ăn ngay trong ngày, có thể gây hại cho sức khỏe vì lúc này lượng vi khuẩn chưa đủ để quá trình lên men hoàn tất. Ngoài ra, trong quá trình trồng, dưa, cà có thể bị sử dụng nhiều phân đạm, và khi muối không kỹ, chúng có thể chuyển hóa thành nitrit. Khi hàm lượng nitrit cao kết hợp với các axit amin trong thực phẩm, sẽ tạo thành nitrosamin, một chất có khả năng gây ung thư.
Cà muối còn xanh chứa chất độc solanin, có thể dẫn đến ngộ độc. Hơn nữa, dưa muối để lâu, có hiện tượng khú, nổi màng trắng, vàng, hoặc xuất hiện nấm đen thường là dấu hiệu của sự nhiễm nấm, điều này rất có hại cho hệ tiêu hóa.
Dưa, cà muối có nồng độ axit cao, chứa nhiều muối và vị cay, vì vậy những người mắc bệnh dạ dày nên hạn chế ăn. Không nên ăn dưa chua khi bụng đói hoặc ngay đầu bữa ăn, vì điều này có thể khiến dạ dày cảm thấy cồn cào hoặc làm giảm vị giác. Ăn nhiều dưa chua cũng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến các bệnh viêm mãn tính, loét dạ dày và có nguy cơ ung thư dạ dày cao.
11. Mật ong chưa tiệt trùng
Mật ong chưa tiệt trùng là loại mật ong chưa qua quá trình tiệt trùng, có thể chứa pyrrolizidine alcaloid (PA) nếu ong thu thập mật hoa hoặc phấn hoa từ các cây có hại. Những chất PA này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như xơ gan và ung thư. Tuy nhiên, quá trình thanh trùng có thể loại bỏ được những chất độc này, làm mật ong an toàn hơn cho người sử dụng.
Thêm vào đó, một vấn đề khác của mật ong là khả năng gây ngộ độc botulism. Botulism là một loại độc tố thần kinh có thể gây tê liệt các bó cơ và là nguyên nhân dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Mặc dù botulism có thể gây tử vong ở liều lượng rất nhỏ, nhưng nồng độ của độc tố này trong mật ong thường ở mức quá thấp để có thể gây nguy hiểm cho người trưởng thành khỏe mạnh.
12. Cà chua xanh có chứa độc Solanine
Cà chua xanh là loại thực phẩm có chứa một chất độc có tên Solanine. Đây là một loại độc tố tự nhiên được sản xuất khi cà chua chưa chín, đặc biệt là ở những quả cà chua còn xanh hoặc có màu vàng nhạt. Nếu vô tình ăn phải cà chua xanh, bạn có thể cảm thấy đắng chát trong khoang miệng và sau đó xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, và tiêu chảy. Những triệu chứng này là dấu hiệu của ngộ độc Solanine, và cần được xử lý ngay lập tức.
Nếu ăn phải cà chua xanh sống, mức độ nguy hiểm có thể gia tăng đáng kể. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên tránh xa cà chua chưa chín và không ăn chúng khi chưa qua chế biến kỹ. Mặc dù cà chua đã chín là một nguồn dinh dưỡng phong phú, nhưng khi còn xanh, nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng mà bạn không thể xem thường.
13. Sắn và măng tây gây độc nếu không được sơ chế đúng cách
Sắn và măng tây là hai loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam, nhưng ít ai biết rằng chúng có thể trở thành cực độc nếu không được sơ chế đúng cách. Vỏ sắn và xơ sắn chứa một loại chất độc có tên acid cyanhydric, khi vào cơ thể có thể gây thiếu oxy cho các tế bào. Đây là một nguy cơ tiềm ẩn rất lớn mà nhiều người chưa nhận thức đầy đủ.
Nếu không được sơ chế đúng, các triệu chứng ngộ độc sẽ rất nghiêm trọng. Người ăn phải thực phẩm chưa qua xử lý có thể cảm thấy ngạt thở, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu. Trong trường hợp nặng, có thể xảy ra co giật, tím tái, hôn mê, tụt huyết áp, và thậm chí dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, việc sơ chế đúng cách măng tây và sắn là vô cùng quan trọng để loại bỏ chất độc cyanide, giúp bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.
14. Khoai tây mọc mầm là thực phẩm cực độc
Khoai tây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi và chất xơ, đứng đầu trong bảng xếp hạng các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu khoai tây được bảo quản không đúng cách hoặc để lâu, chúng có thể mọc mầm. Đây là một mối nguy hiểm lớn vì trong khoai tây mọc mầm có chứa chất độc Solanine, có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Chất độc này tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày và hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng ngộ độc như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và thậm chí có thể dẫn đến suy hô hấp. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn tuyệt đối không nên sử dụng khoai tây đã mọc mầm.
Các câu hỏi thường gặp
Trà bị mốc có thể gây những bệnh lý gì cho sức khỏe?
Lý do tại sao không nên ăn ba ba, cua, lươn đã chết?
Bắp cải thối có thể gây ra những tác hại gì cho sức khỏe?
Mật cá tươi có thể gây tử vong, vậy tại sao?
Giá đỗ chưa có rễ có tác hại gì đối với sức khỏe?
Mộc nhĩ tươi có nguy cơ gây độc như thế nào?
Trứng gà sống có gây hại cho sức khỏe không?
Cá nóc có thể gây tử vong như thế nào?
- Top 10 Quán Ăn Hàn Quốc Ngon, Rẻ Nhất tại TP.HCM Bạn Không Thể Bỏ Qua
- Khám Phá 10 Đặc Sản Ngon Nhất Tại Tuyên Quang
- Top 9 Công ty thiết kế website nhà hàng chuyên nghiệp tại TP.HCM uy tín và chất lượng
- Top 10 thực phẩm tuyệt đối không kết hợp với mật ong
- Top 11 Nhà hàng ẩm thực Mexico ngon và nổi bật nhất tại Sài Gòn